Giống chuối cẩm thạch có ngoại hình độc đáo khiến bất cứ ai nhìn thấy lần đầu tiên cũng phải ngạc nhiên rồi ngơ ngẩn ngắm nhìn. Giống chuối quý này được người dân ưa chuộng hơn khi du nhập vào Việt Nam. Hầu hết các cây chuối của Việt Nam đang trồng có giống nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của chúng lại ở miền đất Hawai xa xôi đầy nắng gió. Dần dần chúng được du nhập đi khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nào, hãy cùng Đồng An Gia tìm hiểu chi tiết về giống chuối mới mẻ này nhé!

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

Đặc điểm hình thái của giống chuối cẩm thạch

- Chuối cẩm thạch nổi bật hơn trong các giống chuối khác ở phần quả, lá và hoa chuối.

- Ngoài màu xanh thông thường thì vỏ chuối cẩm thạch được tô điểm thêm những vạch trắng khá bắt mắt giống màu cẩm thạch.

- Lá của chuối cẩm thạch khá to và có những đốm trắng trên phần tàu lá khá bắt mắt. Cây chuối trưởng thành có chiều cao khoảng hơn 2m. Mỗi buồng chuối cho ra tầm 10 nải đều nhau.

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

- Phần vỏ ngoài đẹp đẽ là thế nhưng khi bóc phần vỏ r thì phần bên trong cũng sẽ làm bạn ngạc nhiên. Thịt chuối cẩm thạch nguyên một màu kem bắt mắt điểm những đốm hạt nhỏ li ti. Khi ăn bạn sẽ có cảm giác vừa bùi, gậy gậy và ngọt khá ngon miệng.

- Do vẻ ngoài đẹp mắt cùng với chất lượng thơm ngon nên hiện nay chuối cẩm thạch được trồng nhiều làm cảnh và vừa để ăn.

- Ở nước ta khí hậu có 4 mùa rất thích hợp để trồng chuối cẩm thạch. Nếu có ý định trồng loại cây này trong vườn nhà bạn cần chú ý đến một số đặc điểm giống cũng như cách chăm sóc sao cho đúng kỹ thuật.

Cách trồng và chăm sóc cây chuối cẩm thạch

Với giống chuối cẩm thạch được nhập về nước ra có thể cho ra hoa và quả quanh năm. Vì là giống nhập nên có phần đỏng đảnh hơn các giống chuối nội địa. Trên cây mẹ có các mầm con thì khoảng 4 cây con mới có 1 cây mang đặc tính cẩm thạch. Chuối cẩm thạch ưa ẩm và không chịu được khô hạn và nơi gió mạnh.

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

Yêu cầu đất trồng cây chuối cẩm thạch

- Chuối cẩm thạch thích nghi tốt nhất với loại đất phù sa có tính acid nhẹ. Độ Ph của đất trồng chuối khoảng <6 là cây sẽ cho quả to và đẹp hơn.

- Thời vụ trồng : Bạn có thể trồng vào thời điểm nào trong năm cũng được. Tuy nhiên tốt nhất nên trồng chuối vào đầu mùa mưa để giúp cây sinh trưởng tốt và có tỷ lệ sống cao hơn.

Yêu cầu về chọn giống

- Hiện nay các giống cây chuối cẩm thạch đều được trồng theo phương pháp nhân giống vô tính theo kiểu nuôi cấy mô.

- Cây giống chuối cẩm thạch đạt đủ tiêu chuẩn phải là những cây có từ 5 lá thật, cao khoảng 30cm và không bị sâu bệnh. Với những cây chuối giống đủ tiêu chuẩn trước khi trồng bạn nên xử lý qua bằng loại thuốc diệt khuẩn như Benlat C hay Bordeaux 2%.

→ Xem thêm: Cách thức chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây chuối

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

Chuẩn bị đất trồng

- Bạn nên chọn vị trí trồng chuối ở nơi cao ráo. Nếu trồng nơi trũng thì nên làm luống cao cho cây khoảng 0,6m chiều rộng khoảng 3m. Đào hố trồng kích thước 50x50x050cm hố cách hố 2m. Trước khi trồng 4 tuần bạn bón xuống hố khoảng 5kg phân chuồng hoai mục và 1kg NPK +vôi bột.

Cách trồng

- Với những cây giống đã được chọn và đất đã chuẩn bị xong bạn tiến hành trồng. Đào hố nhỏ bằng bầu đất và đặt bầu xuống. Vun đất lấp quanh gốc và lèn chặt. Sau đó tiến hành tưới nước giữ ẩm ngay cho cây giống.

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

Chế độ chăm sóc

- Vào thời điểm mới trồng cây chuối cẩm thạch bạn có thể trồng bổ sung những loại cây chắn gió quanh vườn để giúp cây không bị rách lá làm giảm năng suất. Đều đặn 2 ngày tưới nước 1 lần. Vào mùa mưa thì không cần tưới nước mà chú ý đến khâu thoát nước tốt cho vườn chuối là được.

→ Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô

Bón phân cho chuối cẩm thạch

- Tùy vào chất lượng đất mà chúng ta tăng hoặc giảm lượng dinh dưỡng cho cây. Hàm lượng chất hữu cơ trồng chuối nên cần đạt từ 3-4% là tốt. Nếu thấp hơn cần phải bón phân bổ sung thêm.

Chú ý: một năm định kỳ nên bón khoảng 30kg phân chuồng hoai mục cho cây. Ngoài ra bạn có thể rải thêm môt lượng vỏ cà phê, mùn cưa vv tạo thành một lớp khoảng 20cm xung quanh gốc chuối để chúng hóa thành mụn giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây.  Giai đoạn tháng 8 tháng 10 sau khi trồng bạn cần phải bón thúc cho cây vì đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của chuối cẩm thạch.

Sự xuất hiện giống chuối cẩm thạch có khiến bà con  trầm trồ

Thu hoạch và bảo quản

- Từ trồng đến chuối trổ khoảng 6-10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống.

- Từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên sẽ mất khoảng 14 tháng. Lúc này buồng chuối đã chín. Màu sắc vỏ của quả đã chuyển sang hơi vàng, quả to tròn đầy. Khi thu hoạch cần chú ý không để buồng chuối bị xây xước. Hạ buồn chuối xuống bạn tách từng nải riêng ra và rửa sạch rồi để nơi thoáng mát sẽ giúp chuối tươi lâu hơn.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ bổ ích trên đây của Đồng An Gia, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm rõ về giống chuối này rồi phải không nào. Còn rất nhiều bài viết khác đang chờ bạn khám phá, đừng bỏ lỡ nhé!

→ Xem thêm: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chuối cảnh

Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hi vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

→ Xem thêm:

Mar

Cà phê chồn Pleiku – Thể hiện đẳng cấp quý tộc

Cà phê chồn Pleiku – Thể hiện đẳng cấp quý tộc

Mar

Uống cà phê có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Uống cà phê có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Mar

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột - Ấn tượng văn hoá cà phê Việt

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột - Ấn tượng văn hoá cà phê Việt