Triệu chứng bệnh sigatoka trên chuối
Bệnh đốm lá chuối hay còn gọi là bệnh đốm lá Sigatoka đã được quan sát và mô tả đầu tiên vào năm 1902 ở Java. Đến năm 1973, bệnh lan khắp các vùng trồng chuối ở trên thế giới trừ Israel, Canary Island, Ai Cập. Hiện nay, bệnh đốm vàng lá Sigatoka là một trong những bệnh hại lá quan trọng và phổ biến tại các vùng trồng chuối khu vực châu Á Thái Bình Dương
Triệu chứng của cả hai bệnh sigatoka vàng và đen trên chuối đều tạo ra các sọc hẹp chạy song song với gân lá. Đối với triệu chứng bệnh sigatoka đen thường có màu nâu đỏ và xuất hiện mặt dưới của lá. Đối với triệu chứng bệnh sigatoka vàng thường có màu xanh vàng và xuất hiện mặt trên của lá
Vết bệnh của cả hai bệnh sigatoka vàng và đen đều có màu nâu đến nâu đen bao quanh bởi mép sũng nước và quầng vàng xung quanh. Trung tâm của vết bệnh thường bị khô và lõm vào trong, có màu nâu sáng hoặc màu vàng thẫm. Nhiều đốm bệnh sẽ gây ra các vết bệnh lớn làm cho lá sụp xuống
Tác nhân và chu kỳ gây bệnh sigatoka trên chuối
Bệnh sigatoka trên chuối gây ra bởi nấm Mycosphaerella fijiensis
Bệnh sigatoka thường nguy hiểm, và khó kiểm soát hơn so với bệnh sigatoka vàng. Quá trình xâm nhiễm và lây bệnh thích hợp khi thời tiết ẩm và gió cao
Đốm lá Sigatoka là tổ hợp ba bệnh nấm hại chuối gồm bệnh đốm vàng lá Sigatoka (Pseudocercospora musae), đốm lá eumusae (Pseudocercospora eumusae) và đốm đen Sigatoka (Pseudocercospora fijiensis).
Bào tử phân sinh không màu, đa bào, kích thước 20 – 80 pm x 2 – 6 pm trung bình từ 51,3 – 3,7 pm.
Bào tử túi nằm trong quả thể bầu, bào tử túi không màu gồm hai tế bào kích thước 14,4 – 1,8 x 3 – 4 pm.
Quả thể màu nâu hoặc đen, đường kính 47 – 72 pm. Túi không màu kích thước 29 – 36 x 8 – 11pm
→ Xem thêm: Cách thức chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây chuối
Trong thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở hai mặt của phiến lá thứ 2,3 và thứ 4 tính từ ngọn xuống (sigatoka vàng xuất hiện mặt trên và sigatoka đen ở mặt dưới) hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm *0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.
Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa, đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng.
Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu xám, nhiều đốm liên kết làm phiến lá bị khô thành những mảng lớn và lá chuối sớm bị héo chết.
Phòng và trị bệnh
Khi trong vườn xuất hiện cây chuối bị nhiễm bệnh sigatoka nên đốn gốc thu gom sạch thân, lá sau đó đem tiêu hủy
Đối với người chăm sóc chuối trong vườn đã bị bệnh, trước khi di chuyển qua vườn khỏe để chăm sóc phải chú ý thay đồ trước khi làm
Sử dụng các loại thuốc hóa học gốc mancozeb như Dithane, Mancozeb.. để phun phòng và trị khi bệnh xuất hiện
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống sạch bệnh
- Vệ sinh vườn và tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, phát hiện lá nhiễm bệnh và đem tiêu hủy hạn chế sự lây lan
- Chọn đất trồng có Ph trung tính hoặc hơi kiềm. Tuyệt đối không trồng trên đất chua
- Thoát nước tốt
- Bón lót phân hữu cơ nở (hoặc phân chuồng được xử lý nấm hại kĩ) kết hợp với chế phẩm Trichoderma Tốt có nấm đối kháng trichoderma spp và các xạ khuẩn như Lactobacillus, streptomyces
- Bón cân đối N, P, K (nên dùng phân phức hợp chứa đạm nitrat)
- Khi chớm bệnh, cần sử dụng liên tục (đổi) 3 hoạt chất sau
+ Propiconazole (Tilt Super, Hotisco...)
+ Chlorothalonil (Cythala 75 WP, Daconil...)
+ Mancozeb (Dithane,Dizeb, Manthane, Ankzeb...)
Nhóm thuốc này cần phối với Dầu Khoáng Sinh Học nồng độ 0,3% để thuốc lưu dẫn triệt để vào trong cây, diệt trừ nấm hại tốt hơn
→ Xem thêm: Cách thức phòng trị một số sâu bệnh hại trên cây chuối
Phương pháp phòng trừ:
Dọn vệ sinh vườn chuối: Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay, nhằm giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị.
Dùng thuốc hóa chất: Trong thời gian từ tháng 5-10, thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc 1 lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khoảng 3-4 tuần phun thuốc 1 lần.
Thuốc diệt khuẩn: Dùng Mancozeb 80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M; lượng thuốc mỗi lần phun cho mỗi ha là 2-2.5 kg, được điều chỉnh tùy theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun.
Dầu khoáng, loại dùng cho chuối: Lượng phun cho chuối mỗi lần là 5 – 8 lít, nên điều chỉnh theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun thuốc
Thuốc: Thuốc Dithane M45 và Dithane M22 phối hợp với X45 hay X114. Polygram – M phối hợp với Lutensol A8. Lượng thuốc dùng bằng 1,2% lượng dầu khoáng.
→ Xem thêm: Cách phòng bệnh cho chuối già Nam Mỹ
Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hi vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.
→ Xem thêm: