Chuối là loại cây rất dễ trồng, không cần phải chăm sóc nhiều mà vẫn đem lại lượng trái dồi dào cho bà con. Tuy nhiên khi trồng với mục đích trao đổi mua bán với số lượng cây trồng lớn thì bà con nên chú ý cách chăm sóc vì thực ra cũng như các loại cây khác chuối cũng bị mắc các căn bệnh có thể gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng của bà con. Ở bài viết dưới đây, Đồng An Gia xin chia sẻ cho bà con một vài căn bệnh thường gặp trên cây chuối và biện pháp xử lý.

Tổng hợp các loại bệnh thường gặp trên cây chuối

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá do một loại nấm mốc có chứa vi khuẩn Hycospha erellafyensis var difformis gây ra. Chuối mắc phải bệnh này thường có sọc màu đen và nâu trên lá, thân èo uột và mất khoảng 80% khả năng ra trái. Bệnh này do khí hậu ẩm mốc cùng các biến đổi thời tiết, bệnh đốm lá sigatoka dễ dàng lây lan rộng trên các cây chuối. Hiện nay, bệnh đốm lá sigatoka có thể được chữa trị và phòng ngừa bằng các loại thuốc diệt nấm. Tuy nhiên, giá thành cho các loại thuốc này đều không hề rẻ và gây tốn kém nhiều. Để phòng trị bệnh không nên trồng chuối trên các chân đất chua, đất phải thoát thủy tốt. Trồng với mật độ thích hợp, tăng cường bón phân lân, làm cỏ thường xuyên. Cắt và đốt bỏ các lá bệnh … Phun ngừa bằng hỗn hợp Bordeaux 1%, Benomyl, Ridomil 0,1%.

Sùng đục củ chuối

Thành trùng là một loại mọt đẻ trứng vào thân và củ chuối. Sâu non (sùng) đục phá củ chuối làm cây còi cọc, hoặc chết.Khi cây bị bệnh cần chặt sát gốc, chuyển thân ra khỏi vườn nếu có thể, dùng bùn hoặc đất lấp nhanh gốc chuối vừa chặt bỏ thân hoặc phun thuốc trừ sâu thông thường lên vết cắt của củ chuối.  Ấu trùng là sùng màu trắng dài 1-1,5 cm, đục phá củ chuối thành những lỗ đường kính độ 1-1,5 cm, tạo đường đi cho nấm xâm nhiễm. Cây chuối không hấp thu dinh dưỡng được nên phát triển kém, nếu là cây con thì dễ chết. Cây trổ buồng nhỏ, trái nhỏ. Khi thấy trong vườn có lá chuối rụng nhiều hoặc cây mọc yếu mà không có dấu hiệu gì khác thì có thể nghi là bị sùng đục củ chuối. Khi cây bị bệnh cần chặt sát gốc, chuyển thân ra khỏi vườn nếu có thể, dùng bùn hoặc đất lấp nhanh gốc chuối vừa chặt bỏ thân hoặc phun thuốc trừ sâu thông thường lên vết cắt của củ chuối.

→ Xem thêm: Cách thức chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây chuối

Tổng hợp các loại bệnh thường gặp trên cây chuối

Bệnh héo rũ Panama (nấm Fusarium oxysporum f. cubense)

Đây là một trong những bệnh rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây chuối. Cây chuối bị nhiễm bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lan dần lên các lá non, từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây bệnh chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi. Khi phát hiện cây bệnh, phải đào bỏ các gốc bệnh đen tiêu huỷ và dùng vôi bột rải vào các vị trí cây bị bệnh để khử trùng đất. Những khóm chuối còn lại trên vườn phải tưới gốc để chống nấm xâm nhiễm bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Viben 50BTN, Fudazole 50WP, Zineb, Tilt, Score, Anvil...

- Nếu vườn chuối bị bệnh nặng nên ngừng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh, luân canh với cây trồng khác sau ít nhất 1 năm mới trồng chuối trở lại.

Bệnh sọc lá chuối (CSV): Bệnh do virus gây hại. Các bệnh do virus gây hại đều có khả năng truyền từ cây này sang cây khác, bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền bệnh như rầy mềm sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất truyền virus từ cây này sang cây khác hoặc trong quá trình đánh tỉa con chuối, cắt lá chuối…

- Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay, nhằm giảm bớt khả năng gây bệnh và nâng cao hiệu quả phòng trị.

Thời gian từ tháng 5-10, thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc 1 lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khoảng 3-4 tuần phun thuốc 1 lần. Dùng thuốc Mancozeb 80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M, thuốc Dithane M45 và Dithane M22 phối hợp với X45 hay X114. Polygram – M phối hợp với Lutensol A8, dầu khoáng loại dùng cho chuối.

→ Xem thêm: Biện pháp phòng trừ sâu đục thân cây chuối

Tổng hợp các loại bệnh thường gặp trên cây chuối

Chùn đọt chuối

Bệnh chùn đọt chuối là một loại bệnh phổ biến ở những vườn chuối không được chăm sóc tốt, rậm rạp, nhiều cỏ dại. Loại bệnh này làm ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng. Bệnh chùn đọt chuối phát triển do siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus I hay Musa Virus I) gây ra. Loại bệnh này thường truyền từ cây mẹ sáng cây con qua con đường giống. Nó cũng có thể truyền từ cây này sang cây khác bằng loại rệp có tên là Pentalonia nigronervosa. Loài rệp này thường sinh sống trên cây chuối và làm môi giới truyền bệnh.

- Môi trường lý tưởng để bệnh phát triển mạnh là điều kiện độ ẩm cao, tuy nhiên nó vẫn có thể phát triển quanh năm, đặc biệt là ở những vườn cây ít được chăm sóc, rậm rạp, nhiều cỏ dại, thường xuyên có rơm rác phủ lên đất.

- Khi cây đã nhiễm bệnh thì không thể chữa trị vì bệnh do một virus gây ra. Vì vậy bà con cần tìm cách phòng trừ loại bệnh này bằng những biện pháp sau:

+ Bà con tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những khóm chuối, vườn chuối bị bệnh để làm giống trồng vụ sau.

+ Đồng thời, bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện ra cây bị bệnh. Ngay khi phát hiện ra cây có dấu hiệu thì phải chặt bỏ, bứng gốc cây rồi đưa ra khỏi vườn, chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây bệnh sang các cây khác.

+ Vườn chuối không được lập ngay bên cạnh những vườn bị bệnh hại nặng để tránh bệnh lây lan.

+ Vườn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, dọn cỏ dại, cắt tỉa lá khô, lá già, cây con nếu vườn quá dày để vườn thông thoáng, giảm độ ẩm, đặc biệt vào mùa mưa.

+ Trên cùng một mảnh đất, bà con không nên trồng chuối liên tục nhiều năm mà nên luân canh với cây trồng khác.

+ Khi phát hiện có rệp thì nên dùng Bio Magic kết hợp Bio Neemakar để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh đi truyền cho cây. 

+ Bà con cũng cần chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt có sức chống đỡ với bệnh.

Tổng hợp các loại bệnh thường gặp trên cây chuối

Tuyến trùng hại chuối:

Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotylenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloro pane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.

→ Xem thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cây chuối nuôi cấy mô

Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hi vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

→ Xem thêm:

Dec

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Dec

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Dec

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?