Tình trạng hậu COVID-19 là có các biểu hiện bệnh sau khi mắc COVID- 19 còn được gọi là di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mạn tính. Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Hãy cùng Đồng An Gia Store tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng hội chứng hậu Covid 19 qua bài viết sau.

A. Định nghĩa hội chứng hậu Covid 19

  • Hội chứng hậu Covid là gì?

Hội chứng hậu Covid-19 là các triệu chứng dai dẳng hoặc các biến chứng, được tính sau tuần thứ 4 kể từ khi bắt đầu phát hiện các triệu chứng mắc Covid 19

  • Các giai đoạn của hội chứng

+ Giai đoạn 1: Tuần 1- tuần 4: Mắc Covid 19 cấp tính

+ Giai đoạn 2: Tuần 5-12: Covid 19 tiếp diễn (bán cấp)

+ Giai đoạn 3: Sau tuần 12: Covid 19 mãn tính

Nhiều bệnh nhân đã âm tính với COVID 19 nhưng vẫn bị nhiều di chứng dai dẳng làm ảnh hưởng

B. Những đối tượng nguy cơ mắc hậu Covid 19

Nhóm bệnh nhân trung niên từ 35-49 tuổi (nữ có nguy cơ cao hơn nam). trẻ em

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh nền: Đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh suy thận

Những người hút thuốc lá, nghiện rượu, dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài

→ Xem thêm: Danh sách thuốc điều trị Covid tại nhà và cách sử dụng hiệu quả

C. Các tổn thương cơ quan sau khi bị Covid-19

  1. Tổn thương hệ hô hấp
  • Các triệu chứng như khó thở, giảm khả năng gắng sức, thiếu oxy xuất hiện dai dẳng và kéo dài trên 90 ngày (43,4% bệnh nhân)
  • Ho kéo dài (gần 15%), đau ngực
  • Chức năng hô hấp suy giảm, và tiến triển sang tình trạng tổn thương phổi xơ phổi hoặc tổn thương kéo dài

Giải pháp: Đánh giá sự tiến triển hoặc phục hồi của bệnh phổi và chức năng bằng các biện pháp đo SPO2 tại nhà, 6MWTs, PFTs, chụp CT-scan lồng ngực và đánh giá lâm sàng

Lưu ý: thăm khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp khi cơ thể có dấu hiệu bất thường

Sau Covid19 các bệnh nhân thường bi đau ngực, khó thở, mệt mỏi

       2. Tổn thương hệ tim mạch

  • Triệu chứng dai dẳng có thể xảy ra như đánh trống ngực, khó thở và đau ngực
  • Di chứng lâu dài có thể xảy ra như: nhu cầu chuyển hóa cơ tim, xơ hóa cơ tim hoặc sẹo phát hiện hoa MRI tim, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh và rối loạn chức năng tự chủ
  • Tổn thương cơ tim dai dẳng và tăng troponin dai dẳng (đau thắt ngực), có thể kéo dài từ 60 ngày - 6 tháng (quan sát trên MRI tim)
  • Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (thường là dưới lâm sàng). Xuất hiện các rối loạn nhịp (hồi hộp, đột tử...)
  • Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (POTS-postural orthostatic tachycardia syndrome)
  • Giảm chức năng của tim gây khó thở, mệt mỏi khi gắng sức
  • Những bệnh nhân có biến chứng tim mạch trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính hoặc những bệnh nhân có các triệu chứng tim dai dẳng có thể được theo dõi bằng việc theo dõi tuần tự trên lâm sàng, siêu âm tim và điện tâm đồ

       3. Tổn thương hệ tiêu hóa

  • Có thể xảy ra bài tiết virus ở phân kéo dài ở Covid-19 ngay cả sau khi xét nghiệm ngoáy mũi họng âm tính
  • Covid -19 có khả năng làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, bao gồm cả việc làm giàu các sinh vật lây nhiễm cơ hội và làm cạn kiệt các sinh vật có ích.
  • Giảm khả năng của hệ vi sinh vật đường ruột trong việc thay đổi quá trình nhiễm trùng đường hô hấp (trục ruột - phổi) đã được ghi nhận trước đây trong bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Phần lớn bệnh nhân Covid sẽ bị tình trạng đau đầu, mất ngủ, khó tập trung 

       4. Tổn thương tâm thần kinh

  • Những bất thường dai dẳng có thể bao gồm mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, rối loạn chuyển hóa máu và suy giảm nhận thức (sương mù não)
  • Khó khăn với khả năng tập trung, trí nhớ, ngôn ngữ tiếp thu hoặc chức năng điều hành
  • Lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và PTSD đã được báo cáo ở 30-40% những người sống sót sau COVID-19, tương tự như những bệnh nhân mắc Coronavirus gây bệnh khác
  • Mất vị giác và khứu giác cũng có thể kéo dài sau khi hết các triệu chứng khác (ở 10% bệnh nhân) khi theo dõi đến 6 tháng
  • Tai biến mạch máu não: như đột quỵ do huyết khối (tình trạng viêm và tăng động kéo dài)

       5. Tổn thương về Huyết học

  • Biến cố huyết khối tắc mạch đã được ghi nhận là <5% trong Covid 19 sau cấp tính trong các nghiên cứu hồi cứu
  • Thuốc chống đông máu để điều trị dự phòng huyết khối kéo dài ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như bất động kéo dài, nồng độ D-dimer tăng liên tục (lớn hơn gấp đôi giới hạn trên của các mức bình thường) và các bệnh đi kèm theo nhưng phải được Bác sĩ chỉ định

       6. Cơ xương khớp - da niêm mạc

  • 92.9% bệnh nhân nhập viện và 93.5% không nhập viện báo cáo các triệu chứng mệt mỏi, yếu cơ, đau cơ, đau khớp sau 79 ngày mắc Covid -19
  • Rụng tóc xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân, móng tay Covid
  • Ban và mề đay (3% trường hợp)
Biểu hiện ra bên ngoài dễ nhận thấy nhất mà móng tay covid

       7. Hội chứng suy đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: <21 tuổi bị sốt, tăng dấu hiệu viêm nhiễm, rối loạn chức năng đa cơ quan, hiện tại hoặc nhiễm SARS-COV-2 gần đây và loại trừ các chẩn đoán hợp lý khác.
  • Có thể xảy ra các biến chứng về tim mạch (phình động mạch vành) và thần kinh (nhức đầu, bệnh não, đột quỵ và động kinh)

Vì vậy sau khi khỏi COVID-19 người bệnh vẫn cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ qua các bài sau

  • Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày.
  • Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.
  • Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh.
  • Dinh dưỡng đúng: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, chiến thắng Covid-19. Hiện tại Đồng An Gia store cung cấp dòng sản phẩm chiết xuất từ Xuyên tâm liên vô cùng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, ho covid, ho đờm hiệu quả: TS Xuyên Tâm Liên, Trường Sinh Thảo, TS Anco hỗ trợ điều trị Covid cực tốt hiện nay. Hãy liên hệ hotline: 0935 797 123 để được tư vấn và mua sản phẩm số lượng lớn với giá tốt nhất.
 → Xem thêm: Tác dụng của xuyên tâm liên

Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hi vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

→ Xem thêm:

Dec

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Dec

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Dec

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?