Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã không còn xa lạ với hạt cà phê. Tuy nhiên, sau quá trình dài của lịch sử cũng như những nghiên cứu chuyên sâu, người ta còn khám phá thêm được nhiều điều xoay quanh loại nông sản đặc biệt này. Trong đó, cấu tạo hạt cà phê cũng như những thành phần hoá học bên trong chúng có thể là những điều hiếm người được nắm rõ.

Cấu tạo hạt cà phê

Quả cà phê có cấu tạo cơ bản gồm 2 phần chính là phần vỏ quả và phần hạt. Trong đó:

Cấu tạo phần vỏ quả

  • Lớp vỏ quả

Đây là bề mặt ngoài cùng của quả cà phê, được hình thành từ lớp tế bào nhu mô nhỏ. Khi cnf non, lớp vỏ này có màu xanh. Màu sắc sẽ biến đổi khi quả già và chín, màu sắc này sẽ phụ thuộc vào giống cà phê nhưng thông thường sẽ có màu vàng hoặc đỏ.

  • Lớp vỏ thịt

Đây là lớp nhớt gồm những tế bào mềm, không chứa caffeine, tanin nhưng chứa nhiều đường và pectin. Do đó, quả cà phê chín được rất nhiều loài động vật gặm nhấm ưa chuộng. Lớp vỏ thịt này sẽ được loại bỏ khi quả cà phê được sơ chế ướt. Ngược lại, nếu sơ chế khô, chúng sẽ được giữ lại kèm theo lớp vỏ quả.

Cấu tạo phần hạt

  • Lớp vỏ trấu

Đây là lớp ngoài cùng của hạt cà phê. Lớp vỏ trấu được hình thành từ 3 – 7 lớp tế bào xơ cứng. Các tế bào của lớp này cứng dần trong quá trình cà phê chín, làm hạn chế kích thước cuối cùng của nhân.

  • Lớp vỏ lụa

Lớp vỏ lụa được hình thành từ nucleolus có màu trắng bạc khi đã được phơi khô. Lớp vỏ này rất mỏng và thường được các nhà máy sản xuất cà phê nhân tách ra thông qua công đoạn đánh bóng. Tuy nhiên, việc tách lớp vỏ lụa ra là điều không quá cần thiết. Lớp vỏ này mang công dụng bảo vệ tốt hơn cho nhân và sẽ tự huỷ trong quá trình rang cà phê.

  • Lớp vỏ nhân

Vỏ nhân là một lớp nhân mỏng mang công dụng bảo vệ nhân chính. Lớp vỏ nhân chứa thành phần cũng như hương vị đầy đủ của cà phê nhưng chứa rất ít caffeine.

  • Nhân chính

Đây là phần quan trọng nhất trong cấu tạo hạt cà phê, chịu trách nhiệm tích luỹ chất dinh dưỡng, hương vị và mùi thơm của cà phê. Một quả cà phê thông thường đều có 2 nhân, một số dạng dị biệt có 1 hoặc 3 nhân. Nhân cà phê chứa nhiều hợp chất khác nhau, trong đó có cả hợp chất tan và không tan. Các thành phần hoá học này chính là tiền thân để hình thành hương vị của mỗi chủng loại cà phê.

Thành phần hoá học trong cấu tạo hạt cà phê

Nước

Cà phê tươi luôn chứa lượng nước tương đối. Tuy nhiên điều này giúp cho các loại nấm mốc sinh sôi và phát triển. Do đó lượng nước sẽ được giảm thiểu trong quá trình phơi, sấy để đảm bảo bảo vệ hiệu quả cho hạt cà phê cũng như tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu thất thoát hương trong quá trình rang. Cà phê đạt tiêu chuẩn đi vào bảo quản thường có độ ẩm dao động từ 10 – 12%, sau khi rang sẽ giảm xuống còn 2 – 3%.

Chất khoáng

Chất khoáng trong cà phê có hàm lượng từ 3 – 5%, chủ yếu là Kali, Magie, Photpho, Clo,… Ngoài ra còn có các kim loại khác như Cu, Al, Fe, S,… Những chất khoáng này có ảnh hưởng khá xấu đến hương vị cà phê. Do đó, chất lượng, hương vị cà phê càng cao thì lượng chất khoáng lại càng thấp.

Glucid

Đây là thành phần quyết định màu và vị caramel của cà phê.

Protein

Thành phần protein trong hạt cà phê không cao nhưng cũng phần nào tác động đến hương vị. Trong đó, protein đa số là các loại axit amin ở dạng tự do, chúng được giải phóng và tác dụng với nhau tạo nên mùi vị của cà phê rang.

Lipid

Hàm lượng lipid trong cà phê là khá lớn, từ 10 – 13%, chủ yếu là dầu và sáp. Trong quá trình rang, lượng lipid sẽ được biến đổi nhưng một phần axit béo dưới tác động của nhiệt độ sẽ tạo nên hương thơm cho cà phê.

Caffeine

Là chính là điều kiện tiên quyết để tạo nên cà phê. Caffeine chiếm từ 1 – 3%, phụ thuộc vào chủng loại cà phê, khí hậu, điều kiện canh tác, phương pháp sơ chế, mức độ rang,…

Chất thơm

Cấu tạo hạt cà phê có lượng chất thơm rất nhỏ, được hình thành và tích luỹ bên trong hạt. Đây là sự tích tụ liên quan đến nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu và quan trọng nhất là chủng loại cà phê. Mặt khác, chất thơm còn được tích luỹ thêm trong quá trình sơ chế và quá trình rang. Các chất thơm này cực kỳ dễ bị biến đổi, bay hơi. Do đó cà phê sau khi rang cần được bảo quản kín và sử dụng trong thời gian ngắn nhất.

Nhìn chung, cấu tạo hạt cà phê tất cả các chủng loại đều tương đối giống nhau. Sự khác nhau nổi bật đó chính là thành phần hoá học. Và thành phần hoá học này rất dễ bị biến đổi trong quá trình sản xuất, rang xay. Do đó, công đoạn sản xuất, rang xay cần được thực hiện bởi những đơn vị sản xuất chuyên nghiệp với hệ thống máy móc hiện đại và “người thợ” lành nghề để có thể lưu giữ cũng như phát huy tốt nhất hương vị tự nhiên của cà phê.

Đồng An Gia Store cửa hàng cung cấp sỉ, lẻ các loại hạt dinh dưỡng tây nguyên, hạt ngũ cốc dinh dưỡng, đặc sản Gia Lai, trái cây sấy, cà phê nguyên chất, sữa đặc pha chế, hạt điều rang củi, thực phẩm chức năng… lấy chất lượng, sự hài lòng làm thước đo của độ uy tín và thành công của chúng tôi, hy vọng có thể được đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình bạn.

→ Xem thêm:

Dec

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Hạt macca ăn bao nhiêu là đủ?

Dec

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Hạt tiêu sạch là gì? Đặc điểm và tiêu chuẩn của hạt tiêu sạch

Dec

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?

Hạt hạnh nhân mua ở đâu uy tín, chất lượng, giá tốt?